HĐND huyện giám sát việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công trực tuyến

Vừa qua, Đoàn giám sát của HĐND huyện đã tổ chức giám sát việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công trực tuyến tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Dự và chủ trì hoạt động giám sát có đồng chí Phan Thanh Thám - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch HĐND huyện, Trưởng đoàn giám sát; đồng chí Nguyễn Hữu Bình - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện, Phó Trưởng đoàn giám sát; cùng các thành viên được thành lập theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 20/12/2022 của HĐND huyện.

Giám sát tại thị trấn Phú Thịnh cho thấy, từ ngày 01/01/2021 đến 30/12/2022, thị trấn tiếp nhận 1.062 hồ sơ, trong đó 976 hồ sơ giải quyết trước hạn, 44 hồ sơ giải quyết đúng hạng và 42 hồ sơ trễ hạn. Thực hiện 58 hồ sơ thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Tại xã Tam Đàn, từ ngày 01/01/2021 đến 30/12/2022, UBND xã tiếp nhận 15.973 hồ sơ trên các lĩnh vực. Năm 2021, UBND xã Tam Đàn chưa thực hiện hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4. Năm 2022, đã thực hiện được 106/5.380 hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó đúng hạn 103 hồ sơ, trễ hạn 03 hồ sơ. 

Tại xã Tam Dân, trong năm 2021 và 2022 đã tiếp nhận 15.015 hồ sơ, giải quyết đúng hạn 14.811 hồ sơ, trễ hẹn 204 hồ sơ; đã thực hiện 17 hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến.

Tại xã Tam Thái, trong năm 2022 đã tiếp nhận 5.398 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ trước hạn và đúng hạn đạt 78%.

Tại xã Tam Thành, trong năm 22021 -2022 đã tiếp nhận 5.437 hồ sơ, đa số hồ sơ được giải quyết đúng hạn. Chưa thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến.

Qua giám sát cho thấy, tại các địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa các văn bản trên lĩnh vực này để triển khai thực hiện; đầu tư trang bị các trang thiết bị tại bộ hận tiếp nhận và trả kết quả cơ bản đáp ứng được yêu cầu; bố trí cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho cá nhân, doanh nghiệp. Xây dựng Quy chế tổ chức hoạt động và giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã. Thành lập các “Tổ công nghệ số cộng đồng”nhằm đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân. Thực hiện việc niêm yết, công khai các quy định về thủ tục hành chính được thực hiện trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của xã, trên trang thông tin điện tử của UBND xãtheo quy định tại Quyết định 3693/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh. Chữ ký số và email công vụ được triển khai trong đội ngũ cán bộ công chức; việc xử lý công việc trên môi trường mạng thông qua hệ thống Qoffice, email công vụ được quan tâm;…

Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện nội dung này còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân chưa thay đổi về phương thức, cách thức triển khai; có đơn vị chưa kịp thời xây dựng, điều chỉnh, bổ sung Quy chế tổ chức hoạt động và giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã; việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính chưa đúng theo quy định; chưa thực hiện việc “xin lỗi” đối với người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ trễ hẹn; tỷ lệ hồ sơ thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến trong năm 2021, 2022 đạt rất thấp; cán bộ, công chức xử lý công việc qua môi trường mạng (trừ văn bản mật) chưa được thường xuyên; việc số hóa hồ sơ đầu vào và số hóa kết quả giải quyết TTHC chưa thực hiện tốt; hoạt động của “Tổ công nghệ số cộng đồng” chưa thật sự hiệu quả, …

Những tồn tại, hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nhận thức của cấp ủy và chính quyền, của lực lượng cán bộ, công chức đối với nội dung này chưa được quan tâm đúng mức; trang thiết bị đầu tư cho ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và điện tử thông minh có mặt còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay; có lĩnh vực cùng một lúc ứng dụng nhiều phần mềm; việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc chưa nghiêm; thiếu kiểm tra, giám sát trên lĩnh vực này;….

          Tại các buổi giám sát, thay mặt Đoàn giám sát, đồng chí Phan Thanh Thám đề nghị các địa phương, đơn vị xác định đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay; cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương cần nhận thức đầy đủ, toàn diện lĩnh vực này; đẩy mạnh hơn nửa công tác tuyên truyền tới cán bộ, công chức và người dân trong cải cách hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, duy trì hiệu quả hoạt động của phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong công việc; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã. Tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Dự kiến, Đoàn giám sát sẽ tiếp tục giám sát đối với UBND xã Tam Lãnh và các cơ quan cấp huyện đến 20/6/2023.

 

 

Tin liên quan